Trí thông minh cảm xúc của trẻ em có đáng quan tâm?

Trí thông minh cảm xúc của trẻ em có đáng quan tâm?

Khả năng phát triển của một con người được định hình từ những ngày thơ ấu. Đây là lý do tại sao chất lượng cuộc sống của trẻ trong thời thơ ấu là cực kỳ đáng quan tâm.

Nếu có một kỹ năng mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng nên được trang bị trước khi bước vào đời, thì đó chính là “trí thông minh cảm xúc” – emotional intelligence.

*Trước khí đọc bài viết này, có một điều bạn đọc cần lưu ý về từ “cảm xúc” được sử dụng trong bài viết.

“Cảm xúc” trong tiếng Anh có hai từ, “feeling” và “emotion”. Khi dịch sang tiếng Việt thì đều có nghĩa là cảm xúc. Tuy nhiên, hai từ nay lại có định nghĩa khác nhau khi quan tâm hơn về lĩnh vực tâm lý học.

  • Feeling: Bao gồm những trải nghiệm cảm xúc và cảm giác được mang đến từ những tác động, kích thích vật lý – như là đói, đau. Feeling là những trải nghiệm có ý thức, như là nghe hoặc nhìn thấy, sờ hoặc chạm, tin hoặc tưởng.
  • Emotion: Chỉ cảm nhận được thông qua trải nghiệm cảm xúc. Emotion được hình thành, tích lũy trong vô thức và chỉ thể hiện thông qua hành động của con người khi đã đạt đến một mức độ nhất định trong vô thức.

Từ “cảm xúc” được sử dụng trong bài viết sẽ có ý nghĩa là “emotion”. Do khái niệm dễ lẫn lộn, mong bạn đọc lưu ý.

Trí thông minh cảm xúc là gì?

 Trí thông minh cảm xúc – tên tiếng anh là  Emotional Intelligence hoặc EQ – thường được dùng để nói về khả năng nhận dạng các loại cảm xúc, sự hiểu rõ về bản chất của từng cảm xúc và những phương pháp kiểm soát, tiết chế cảm xúc.

Khái niệm EQ không có sự phân biệt đối với từng độ tuổi. EQ được hình thành từ thời thơ ấu của mỗi con người, phát triển dần theo thời gian.

 

Tuy nhiên, EQ hình thành phần lớn ở giai đoạn con người còn nhỏ.
Điều này có nghĩa là, sẽ dễ dàng trong việc dạy dỗ và rèn luyện EQ hơn khi đầu óc con người còn non nớt. Giống như câu nói từ ngàn xưa: “Dạy con từ thuở còn thơ.”

Các nghiên cứu khoa học về tâm lý con người đã cho thấy rằng, trí thông minh cảm xúc bao gồm 5 thành phần thiết yếu:

  1. Sự ý thức về cảm xúc: sở hữu khả năng nhận biết được các loại cảm xúc của mình và người khác.
  2. Kỹ  năng quản lý cảm xúc: sở hữu khả năng kiểm soát cảm xúc và hành vi của mình.
  3. Nguồn động lực: luôn có lý do trong mọi hành động.
  4. Sự đồng cảm: sở hữu khả năng cảm nhận và đồng bộ được cảm xúc của người khác.
  5. Kỹ năng xã hội: sở hữu khả năng và sự hiểu biết về các quy tắc trong giao tiếp, ứng xử.

 

Lợi ích và chức năng của trí thông minh cảm xúc trong đời sống.

 

Đối với sự phát triển của một con người,  trí thông minh cảm xúc mang đến nhiều lợi ích:

 

  1. Làm cho các mối quan hệ cá nhân trở nên tốt hơn.

Một nghiên cứu đã cho thấy rằng, trí thông minh cảm xúc là thành phần không thể thiếu để tạo ra một mối quan hệ thành công. Người có khả năng nhận biết cảm xúc của người khác có thể dễ dàng cảm thông và giúp đỡ những người xung quanh, giảm được xung đột và phát triển những mối quan hệ theo chiều hướng tích cực.

Ví dụ như trong một mối quan hệ tình cảm, trí thông minh cảm xúc giúp bạn hiểu được cảm xúc đối phương, giảm tranh cãi giữa cả hai.

 

  1. Cải thiện khả năng quản lý stress.

Khả năng nhận biết được các loại cảm xúc giúp bạn biết được lý do, nguồn gốc của cảm giác mà bạn đang có. Từ đó, bạn có thể kiểm soát được hành vi, phản ứng của bản thân hơn. Thêm vào đó, khả năng quản lý cảm xúc giúp bạn không dễ dàng “bùng nổ” khi bị stress nặng.

  1. Tạo ra nhiều thuận lợi trong công việc.

Tự biết tiết chế cảm xúc của bản thân, khả năng chịu được áp lực lớn, thấu hiểu được đồng nghiệp là những lợi ích mà trí thông minh cảm xúc mang đến cho bạn trong công việc. Hầu hết những nhà lãnh đạo tốt, thành công là nhờ có EQ cao. Người luôn bình tĩnh và đánh giá được tình hình một cách chính xác luôn là người có uy tín và sức ảnh hưởng lớn.

  1. Tiết kiệm được nhiều tiền hơn.

“Bệnh mua sắm” là một tình trạng phổ biến đối với những người gặp khó khăn trong việc quản lý stress. Tiêu xài không kiểm soát là biểu hiện của người không quản lý được stress hoặc không phân biệt được nguồn gốc của stress để chấm dứt. Họ tìm đến cảm giác đầy đủ khi mua những món đồ mà họ muốn để lấp đi khoảng stress một cách tạm thời.
Đối với người có EQ cao, họ không tiêu xài một cách cảm tính mà luôn tạo ra các cơ hội phát triển dù trong các tình huống khó khăn. Bởi họ hiểu rõ những cảm xúc tiêu cực không thể chấm dứt bằng việc mua sắm những thú không cần thiết. Không những tiêu xài ít hơn, họ còn có thể tối ưu hóa nguồn thu nhập nhờ tâm lý vững vàng, đưa ra những quyết định sáng suốt.

  1. Biết đưa ra những quyết định đúng đắn..

Người có EQ cao luôn là người biết đưa ra những quyết định sáng suốt. Khả năng quản lý cảm xúc tốt giúp họ không bị tâm trạng hoặc cảm xúc ảnh hưởng đến quyết định. Nhờ vậy, quyết định đưa ra sẽ sáng suốt hơn nhờ biết chậm lại và suy nghĩ, đánh giá tình hình một cách bao quát.

 

  1. Tăng năng suất và hiệu quả làm việc.

Trí thông minh cảm xúc là một yếu tố quan trọng để tạo ra con người có năng suất và hiệu quả làm việc cao . Với tất cả những lợi ích nêu trên côgnj hưởng lại, trí thông minh cảm xúc giúp cho con người luôn bình tĩnh, biết phát triển bản thân và những mối quan hệ xung quanh, chịu được những áp lực lớn hơn. Và quan trọng hơn hết, trí thông minh cảm xúc giúp con người luôn tràn đầy những suy nghĩ tích cực, không bùng nổ hay đưa ra những quyết định, hành động mà có thể sau này sẽ hối hận.

Tầm quan trọng của trí thông minh cảm xúc đối với trẻ em

So với các sinh vật khác trên Trái Đất, con người vượt trội hơn ở khả năng quản lý cảm xúc thông qua trí tuệ của mình. Trí tuệ cảm xúc giúp chúng ta sinh tồn và phát triển mạnh hơn các loài vật, biết dừng lại để suy nghĩ, phản ứng và quyết định thông minh, chứ không như các loài động vật – luôn chạy theo nhu cầu.

Người có trí thông minh cảm xúc cao sẽ biết đủ và sắp xếp thứ tự ưu tiên. Các nghiên cứu cho thấy, trẻ em được rèn luyện để biết kiểm soát cảm xúc sẽ thành công hơn trong việc tự chủ bản thân, biết tiết chế và không bị các vấn đề như trầm cảm, nóng tính, đòi hỏi.

Có bao giờ bạn thấy một đứa trẻ gào thét ở siêu thị để đòi cha mẹ mua quà bánh. và không ngừng lại cho đến khi đạt được mục đích?

Trí thông minh cảm xúc xuất hiện xung quanh nhiều hơn chúng ta nghĩ. Ở trẻ em, cảm xúc thường đơn giản hơn người lớn. Đồng thời, trẻ thường không có khả năng biểu đạt phức tạp như người lớn. Cho nên những cảm xúc này thường dễ dàng bị bỏ qua. Trẻ thường đơn giản gào khóc khi muốn, yên lặng khi giận dỗi,

Khả năng điều tiết, quản lý cảm xúc của trẻ đối với những loại cảm xúc mạnh (như giận dữ, áp lực, lo sợ) phụ thuộc vào sự phát triển của trẻ ở từng giai đoạn. Cách bộc lộ cảm xúc cũng khác nhau theo độ tuổi

 Ở độ tuổi trường thành hơn, như khi trẻ đến tuổi dậy thì, cảm xúc sẽ mạnh hơn và cách bộc lộ của trẻ cũng rõ ràng hơn. Đây là giai đoạn mà trí thông minh cảm xúc sẽ giúp trẻ vượt qua và hình thành nhân cách tốt cho trẻ khi đạt tuổi trưởng thành.

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Bình luận